Đu đủ là loại trái cây, giàu dinh dưỡng và rất quen thuộc với người Việt Nam mà đặc biệt là miền tây. Đây là một trong những loại trái cây ngọt thơm, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, ngoài những giá trị dinh dưỡng, đu đủ còn được ví như một ‘liều thuốc’ có khả năng phòng chống nhiều bệnh ung thư, phòng ngừa các bệnh tim mạch, dạ dày...Hãy cùng Fruit Farmer tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của quả đu đủ chín
Ăn đu đủ xanh hay đu đủ chín đều mang lại một loạt lợi ích sức khỏe. Một số tác dụng của đu đủ đem đến cho cơ thể chúng ta có thể kể đến như:
Thúc đẩy chức năng tiêu hóa
Đu đủ chín có 90% là nước, ăn đu đủ cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón do đây là loại quả giàu chất xơ, giúp kích thích tiêu hoá. Các chất chống oxy hóa như Vitamin C, Caroten có tác dụng làm sạch đại tràng. Chất xơ làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn và giúp đào thải chất thải ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng.
Đu đủ tốt cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Canva)
Enzyme tiêu hóa papain có trong đu đủ được xem là “thần dược” của chứng táo bón lâu ngày. Enzyme này có khả năng giúp protein hấp thụ dễ dàng hơn, ngăn ngừa trình trạng bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Làm dịu chứng viêm
Đu đủ là trái cây nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin E và chất xơ dồi dào. Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa chặn máu đóng cục. Sử dụng đu đủ theo liều lượng hợp lý sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, đu đủ còn chứa enzyme chymopapain, có tác dụng hỗ trợ kháng viêm hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng do vết thương gây ra và làm lành chỗ bị thương nhanh hơn.
>> Xem thêm: Uống sinh tố dừa có béo không?
Tăng cường chức năng máu
Sinh tố đủ đủ giúp tăng cường lưu thông máu (Nguồn: Canva)
Đu đủ hay sinh tố đu đủ giúp tăng cường chức năng máu, tăng cường lưu thông máu đến các tế bào, để giúp những người có bệnh lý như: giảm tiểu cầu hoặc tiểu cầu trong máu thấp. Đây là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, đu đủ có thể làm giảm khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể và có khả năng dẫn đến chảy máu bên trong.
Nâng cao sức khỏe tim mạch
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín có chứa nhiều vitamin C, vitamin, khoáng chất, kali hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ chống lại tác hại của các gốc tự do. Đặc biệt, kali là chất điện giải giúp giảm áp lực bơm máu trong mạch máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và phòng ngừa được các bệnh lý về xơ vữa động mạch.
Đu đủ chứa hàm lượng Kali rất tốt cho tim mạch (Nguồn: Canva)
Bởi vì trong quả đu đủ giàu Vitamin B, vitamin C và các khoáng chất nên chúng sẽ ngăn ngừa oxy hóa cholesterol, từ đó hạn chế tạo ra các magie xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu. Chất folate, có thể giúp chuyển đổi homocysteine, một loại axit amin có liên quan đến bệnh tim, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch nhờ một số loại axit amin.
Có đặc tính chống ung thư
Hợp chất có trong đu đủ giúp chống lại ung thư (Nguồn: Canva)
Một số hợp chất được tìm thấy trong đu đủ xanh và đu đủ chín đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Chất Papain đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các khối u trong thí nghiệm trên động vật. Ngoài ra, vitamin C và hợp chất beta carotene, hỗ trợ việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư khác nhau. Hơn thế nữa, hàm lượng chất xơ trong đu đủ hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Một trái đu đủ trung bình chứa một lượng lớn hợp chất beta-carotene, một trong những chất dinh dưỡng chính liên quan đến việc duy trì sức khỏe thị lực và bảo vệ mắt.
Đu đủ giàu vitamin A rất tốt cho mắt (Nguồn: Canva)
Hơn nữa, hợp chất lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng hoặc mất thị lực do tuổi tác. Zeaxanthin đặc biệt giúp lọc ra ánh sáng xanh có thể gây hại cho võng mạc để tối ưu hóa thị lực ngay cả khi cơ thể già đi.
Giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Ngoài việc giữ cho thị lực khỏe mạnh, beta-carotene, một thành phần có trong đu đủ chín, đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Duy trì tiếp thu vitamin A từ đu đủ có thể giúp trẻ em giảm viêm đường thở.
>> Xem thêm: Công dụng của sinh tố Sapoche đối với sức khỏe
Làm chậm các dấu hiệu lão hóa
Đu đủ rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa (Nguồn: Canva)
Đu đủ chứa các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, E, vitamin A và các flavonoid khác trong thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín có thể làm chậm quá trình lão hóa của mô tế bào da, giúp làn da trở trông hồng hào, sáng mịn, đầy sức sống. Nghiên cứu cho thấy các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, tổn thương oxy hóa cho da - nguyên nhân hàng đầu gây ra lão hóa da.
Chống lại nhiễm vi-rút
Từ xa xưa người ta đã biết làm thuốc đắp da từ đu đủ để giúp chữa lành vết thương, nhờ vào hàm lượng papain cao. Họ sẽ bôi đu đủ chín đắp trực tiếp lên da để chữa bỏng, phát ban hoặc vết cắn do côn trùng gây ra.
Papain cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn gây nấm và mụn cóc trên da. Thành phần này giúp phá hủy sức tấn công của virus và nấm da chống lại sự tấn công, làm giảm khả năng sinh sản và lây lan của chúng trên cơ thể .
Nên ăn đu đủ lúc nào cho tốt
Nhiều người thắc mắc công dụng thì tốt rồi nhưng không biết nên ăn đu đủ vào thời điểm để có lợi nhất cho sức khỏe. Đu đủ chín là một món tráng miệng thơm ngon, hấp dẫn. Vậy nên bạn có thể ăn chúng bất kỳ thời điểm nào trong ngày và tránh ăn trước bữa chính để có thể tiêu hóa tốt hơn. Đu đủ chín không nhiều axit như loại quả khác nên không gây hại cho dạ dày.
Thời điểm ăn tráng miệng tốt nhất là sau các bữa chính khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Với những ai đang trong chế độ giảm cân, thì nên dùng đu đủ làm món tráng miệng trong bữa chính vào bữa trưa là tốt nhất. Nếu muốn ăn đu đủ giảm cân thì nên ăn trước bữa chính (bữa sáng, trưa) cũng là một sự lựa chọn.
Nếu là đu đủ xanh thì cần sơ chế kỹ lưỡng trước khi ăn, có thể nấu chín để đảm bảo. Đu đủ xanh có thể kết hợp để làm nhiều món khác nhau ăn rất mát và nên ăn vào bữa chính như bữa trưa, bữa tối. Các món canh bạn có thể kết hợp như xương, thịt nạt heo, tôm để tạo nên món ăn hợp khẩu vị nhất. Bên cạnh đó, khi chế biến, bạn hãy gọt sạch vỏ và loại bỏ hết hạt đu đủ. Phần vỏ và hạt đu đủ không tốt cho sức khỏe.
Nên ăn nhiều đu đủ trong ngày không?
Đu đủ là thức ăn giàu dinh dưỡng, chứa ít cholesterol và chất béo, đồng thời lượng calo cũng rất thấp so với nhu cầu cần của cơ thể trong một ngày. Việc ăn đu đủ có thể hạn chế việc thèm ăn nhờ vào chất xơ và cân bằng lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Theo như tính toán calories, nên ăn khoảng 600 gram đu đủ trong 1 ngày là được. Trong đu đủ có nhiều axit, do đó không nên ăn đu đủ lúc đói có thể gây đầy bụng khó tiêu.
Đối tượng nên ăn nhiều đu đủ
Ăn đu đủ rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh về tim mạch, phụ nữ kinh nguyệt không đều, những người mắc bệnh huyết áp, bị táo bón kéo dài,... Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng đu đủ vừa phải để tránh gây rối loạn tiêu hóa hoặc bị đổi màu da.
Những người không nên ăn nhiều đu đủ là phụ nữ có thai, người bị suy gan, suy nhược cơ thể, nhịp tim đập loạn,bị sỏi thận, tiêu hóa kém,...
Đu đủ không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Loại trái cây này giàu vitamin C, A, và chất xơ, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Đu đủ cũng chứa các enzym có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa protein, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa trong đu đủ cũng giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe tim mạch. Với những lợi ích đa dạng như vậy, đu đủ đích thực là một loại trái cây tuyệt vời cho cơ thể.
Link bài viết: https://fruitfarmer.vn/tac-dung-cua-du-du-doi-voi-suc-khoe-va-nhung-luu-y-khi-an